Ngày giỗ Tổ Hùng Vương (lễ hội Đền Hùng) là một ngày để tưởng nhớ công ơn dựng nước của vua Hùng. Nghi lễ truyền thống này được người dân tổ chức tại thành phố Việt Trì trực thuộc tỉnh Phú Thọ vào mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm.
Lịch sử giỗ Tổ Hùng Vương
Giỗ tổ vua Hùng được xem là một ngày lễ lớn của người dân Việt Nam. Để tưởng nhớ công lao dựng nước của vua Hùng mà người Việt ta đã tổ chức thờ cúng, tổ chức ngày giỗ hàng năm. Tín ngưỡng này đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và là niềm tự hào của dân tộc ta.
Từ năm 2007 ngày lễ lớn này được xem là một ngày nghỉ của cả nước để tưởng nhớ công ơn to lớn của vua Hùng. Lễ hội Đền Hùng sẽ được uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức và diễn ra hàng năm theo quy mô lớn.
Giỗ cúng Hùng Vương được xem là một lễ hội mang đậm giá trị văn hóa của đất nước ta. Đây được xem là một chứng cứ cho lịch sử và dân tộc học…giúp con cháu ngàn năm ghi nhớ công ơn, giá trị cốt lõi của truyền thống. Bài đọc muốn hiểu thêm về văn hóa cúng giỗ Tổ có thể đọc qua trang thông tin https://sukienquanhta.net/ nhé.
Lịch sử giỗ Tổ Hùng Vương
Hoạt động văn hóa
Trong nghi thức cúng giỗ vua Hùng Vương sẽ được diễn ra theo hai phần đó là phần lễ và phần hội. Các hoạt động sẽ được tổ chức theo hai phần như sau:
Phần lễ của giỗ Tổ Hùng Vương
Phần lễ sẽ diễn ra bắt đầu vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch với lễ rước kiệu và dâng hương tại đền Thượng ở Phú Thọ. Người dân sẽ cử hành hai lễ lớn tại đền Hùng đó chính là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương.
-
Lễ rước kiệu vua sẽ được tổ chức quy mô với nhiều thanh niên tham gia rước kiệu, những sắc màu rực rỡ của cờ , hoa, lọng, kiệu…thể hiện đặc trưng nét truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam. Những người tham gia rước kiệu sẽ mặc trang phục truyền thống và xuất phát từ chân núi khi đi đến các đền để thực hiện dâng hương.
-
Lễ dâng hương là một nghi lễ cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa tâm linh đối với người dân Việt Nam. Mọi người khi tham gia cúng giỗ vua Hùng đều mong muốn thắp những nén hương để cầu khấn cho gia đình bình an, may mắn. Ngoài ra, đây là cách thức để họ nói ra tâm niệm, mong muốn của mình.
Phần lễ cúng giỗ vua Hùng
Phần hội
Sau khi cử hành song phần lễ nghi cũng thì phần hội sẽ được tổ chức với nhiều hoạt động trò chơi dân gian hấp dẫn. Các cuộc thi hát xoan, dân ca mang nét đặc trưng của tỉnh Phú Thọ sẽ được trình bày cho du khách tham quan. Những cuộc thi đấu vật, kéo co, đua thuyền, bơi… truyền thống cũng được tổ chức với quy mô lớn.
Các cuộc thi bơi lội sẽ được tổ chức ở sông Bạch Hạc nơi thủy quân của vua Hùng đã từng chinh chiến luyện tập. Đây được xem là một cách thức để tưởng nhớ công ơn to lớn của vua Hùng khi khai sinh dựng nước. Bạn muốn tham khảo qua các thông tin về phần hội ở giỗ vua Hùng thì hãy truy cập vào trang https://dieuhaymoingay.net/.
Trang phục tế lễ
Ngoài việc tổ chức các nghi lễ dâng hương và hội thi trò chơi dân gian thì việc lựa chọn trang phục tế lễ cũng là một phần cực kỳ quan trọng. Trang phục được dùng để để cúng giỗ tổ được thiết kế dựa theo trang phục truyền thống dân tộc.
Một bộ lễ phục sẽ được thiết kế theo 3 lớp, lớp áo trong cùng may bằng lụa tơ. Lớp áo tiếp theo sẽ bay bằng chất liệu tơ tằm màu đỏ. Cuối cùng sẽ là áo the bên ngoài để tăng sự kín đáo và sang trọng cho trang phục.
Bộ trang phục cúng lễ sẽ được thiết kế với họa tiết trống đồng và hình hạc thêu tay trên cổ áo. Hai ống tay áo sẽ phủ bằng lớp vải the và có khăn xếp đội đầu với chiều cao 7cm. Trang phục tế lễ sẽ thể hiện đậm nét nền văn hóa dân tộc Việt Nam nên người đứng phải cung kính chắp tay nghiêm trang phía trước.
Trang phục tế lễ
Kết luận
Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày lễ lớn, thể hiện lịch sử truyền thống oai hùng của dân tộc ta, tôn vinh đạo lý tốt đẹp uống nước nhớ nguồn. Ngày lễ này đã góp phần tạo nên sức mạnh, bản sắc văn hóa của đất nước Việt Nam ngàn năm văn hiến.