Với các thao tác chuyển động mạnh cùng cường độ cao như nhảy cao, tăng tốc, giảm tốc, chuyển hướng đột ngột, dang vai, gập khuỷu tay,… Người chơi cầu lông sẽ thường xuyên gây ra chấn thương cấp tính cho đầu gối, cẳng chân, cổ chân, cổ tay,… Người chơi cầu lông nên nhận biết sớm 04 chấn thương thường gặp dưới đây để có biện pháp điều trị kịp thời, tránh xảy ra các biến chứng trầm trọng hơn.
1. Giãn dây chằng cổ tay
Dây chằng cổ tay là các dải mô sợi nối xương cánh tay và bàn tay. Dây chằng bị ảnh hưởng nhiều nhất khi người chơi cầu lông thực hiện động tác đập cầu, phần cổ tay sẽ liên tục và đột ngột bị vặn mạnh, kéo căng, điều này dẫn đến tình trạng giãn dây chằng cổ tay.
Dấu hiệu:
-
Sưng tấy, biến dạng cổ tay, da chuyển đỏ hoặc bầm tím.
-
Đau nhức khi uốn cong/xoay cổ tay hoặc khi chạm nhẹ vào cổ tay.
-
Cứng khớp cổ tay.
-
Khớp cổ tay yếu và đau khi cầm nắm đồ vật.
Nguyên nhân chấn thương:
-
Uốn cong cổ tay quá mức về phía trước hoặc sau khi thực hiện 1 cú đánh cầu mạnh.
-
Vặn cổ tay để đón cầu, tạo áp lực xoắn lớn lên dây chằng.
-
Đặt cổ tay xuống đất để chống đỡ khi ngã làm kéo giãn dây chằng đột ngột.
-
Cầm vợt cầu lông sai cách dẫn đến tư thế đánh cầu sai, tác động tiêu cực lên dây chằng.
Trong trường hợp bị giãn dây chằng ở phần lưng, bạn đọc tham khảo bài viết: Bài tập cho người giãn dây chằng lưng
Cầu thủ cầu lông thực hiện uốn cong cổ tay đúng kỹ thuật để tránh chấn thương giãn dây chằng cổ tay
2. Căng cơ
Căng cơ là chấn thương cơ bắp hoặc tổn thương các mô sợi nối giữa cơ và xương. Người chơi cầu lông thường bị căng gân kheo, căng cơ bắp chân và căng cơ háng khi vận động quá sức hoặc thay đổi hướng chuyển động đột ngột.
Dấu hiệu:
-
Đau nhức cơ bắp.
-
Sưng tấy và xuất hiện các vết đỏ hoặc bầm tím trên cơ thể.
-
Yếu cơ, co thắt cơ bắp, hạn chế chuyển động.
Nguyên nhân chấn thương:
-
Tập luyện quá sức, lặp lại một chuyển động liên tục trong thời gian dài.
-
Thực hiện một động tác khó, vượt qua khả năng hoạt động của cơ bắp hoặc chưa từng thực hiện trước đó.
-
Các thao tác chuyển hướng đột ngột khi di chuyển cũng gây ra tình trạng căng cứng cơ bắp.
Biến chứng: Giảm chức năng vận động vĩnh viễn, giải phóng protein vào máu, ảnh hưởng đến thận và có nguy cơ dẫn đến tử vong.
Vận động viên bị căng cơ bắp chân sẽ xuất hiện các vết bầm tím tại vùng chấn thương
3. Trật khớp khuỷu tay
Trật khớp khuỷu tay là tình trạng xương cánh tay (phần trên khuỷu tay), xương trụ và xương quay (phần dưới khuỷu tay) dịch chuyển ra khỏi vị trí giao nhau tại khuỷu tay. Các vận động uốn cong khuỷu tay quá mức, một cách đột ngột hoặc lặp lại thường xuyên sẽ làm lỏng các mô liên kết như gân và dây chằng ở khuỷu tay, dẫn đến lệch chuyển động khớp và trật khớp.
Dấu hiệu:
-
Sưng tấy và bầm tím.
-
Lệch khớp rõ ràng, làm biến dạng khuỷu tay.
-
Đau nhức khớp và xung quanh khớp.
-
Khớp yếu và mất ổn định, không thể uốn cong hay duỗi thẳng khớp khuỷu tay.
-
Cứng khớp khi gập duỗi khuỷu tay.
-
Tê và ngứa ran vùng khuỷu tay.
Nguyên nhân chấn thương:
-
Gập mạnh khuỷu tay để đập cầu, thực hiện động tác liên tục trong thời gian dài sẽ làm giãn dây chằng và lỏng khớp khuỷu tay.
-
Dùng tay để chống đỡ người khi té ngã, lực cản lớn sẽ đột ngột truyền đến khuỷu tay và làm trật khớp.
Biến chứng:
-
Trật khớp đơn giản: Tổn thương dây chằng khuỷu tay và không tác động nghiêm trọng đến xương.
-
Trật khớp phức tạp: Gãy xương đi kèm với đứt dây chằng khuỷu tay.
-
Trật khớp nghiêm trọng: Mảnh xương gãy có thể cắt hoặc làm tổn thương các mạch máu và dây thần kinh xung quanh khuỷu tay, tiềm ẩn nguy cơ tê liệt tạm thời hoặc vĩnh viễn. Nghiêm trọng hơn, người bệnh phải loại bỏ cánh tay chấn thương tránh nhiễm trùng.
Người chơi cầu lông dùng tay đỡ người khi té ngã là nguyên nhân gây ra trật khớp khuỷu tay
4. Bong gân
Khác với căng cơ, bong gân là tổn thương của các mô sợi nối giữa xương và xương. Người chơi cầu lông thường bị bong gân mặt ngoài mắt cá chân, hiếm khi xảy ra tình trạng bong gân cổ chân phía trong.
Dấu hiệu:
-
Nghe thấy cổ chân phát ra tiếng nổ ngay khi xảy ra chấn thương
-
Sưng tấy và bầm tím.
-
Đau nhức, đặc biệt khi chân chấn thương chịu trọng lực hoặc khi chạm vào mắt cá chân.
-
Cứng khớp, không thể uốn cong hoặc duỗi thẳng cổ chân.
-
Khớp cổ chân yếu, mất sự ổn định, khó đứng vững.
Nguyên nhân chấn thương:
-
Nhảy lên và tiếp đất sai cách làm trẹo cổ chân.
-
Di chuyển ngang, dừng hoặc chuyển hướng đột ngột làm cổ chân vặn xoay quá mức.
-
Di chuyển trên nền không bằng phẳng, đạp lên đồ vật hoặc chân của người khác.
-
Té ngã trong tư thế gập hoặc vặn cổ chân.
Biến chứng: Bong gân mãn tính, khớp cổ chân suy yếu, hạn chế vận động, thường xuyên gây đau nhức do viêm.
Thực hiện bài tập vật lý trị liệu cho cổ chân để đẩy nhanh quá trình hồi phục và hỗ trợ giảm đau cho người bệnh
Tuyển thủ cầu lông bị trẹo cổ chân khi di chuyển dẫn đến bong gân mắt cá chân
Người chơi cầu lông nghiệp dư hay các vận động viên ưu tú có kỹ thuật tốt đều có thể gặp chấn thương trong khi luyện tập hoặc thi đấu. Tuy tỷ lệ chấn thương không cao, nhưng có thể biến chuyển tiêu cực và ảnh hưởng đến chức năng vận động của người chơi. Vì vậy, người chơi cầu lông cần hết sức cẩn thận với 04 chấn thương thường gặp mà bài viết đã đề cập.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm các bài viết tại website https://myrehab-matsuoka.com – website chính thức của Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản Myrehab Matsuoka để cập nhật thêm các kiến thức y khoa liên quan đến việc phục hồi chức năng toàn diện các chấn thương và bệnh lý.