Internal link là một phần cực kỳ quan trọng trong SEO onpage, nhưng đôi khi nó lại bị các SEOer xem nhẹ. Vậy internal link là gì? Làm sao để xây dựng internal link hiệu quả nhất? Chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn đầy đủ trong bài viết bên dưới.
Internal link là gì?
Internal link (liên kết nội bộ) là liên kết nội bộ từ trang này sang trang khác trên cùng một website. Internal link thường được sử dụng trong việc điều hướng và chia sẻ giá trị liên kết giúp cải thiện vị trí xếp hạng của website.
Vai trò của Internal link
Internal link là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng giúp việc SEO onpage của bạn hoàn thiện hơn. Việc sắp xếp internal link hợp lý sẽ giúp:
-
Chuyển sự uy tín của trang này sang một trang khác. Đây là một trong những cách giúp tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, điều này rất tốt cho SEO
-
Giúp điều hướng người dùng, nâng cao tỷ lệ chuyển đổi
-
Thiết lập cấu trúc website hoàn thiện hơn
-
Góp phần quan trọng trong việc tăng thứ hạng từ khóa và đẩy nhanh tốc độ Index
-
Giúp chỉ số PR tăng đồng đều hơn
Như vậy, có thể thấy rằng internal link đóng góp phần không hề nhỏ vào quá trình SEO cũng như giúp điều hướng, tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng.
Cách xây dựng một internal link chuẩn SEO năm 2020
Điều hướng liên kết từ những trang có lượng traffic lớn
Đây là một trong những cách mà các SEOer dày dặn kinh nghiệm hiện nay hay dùng. Nếu là một người làm SEO thì chắc chắn bạn đã biết định nghĩa traffic là gì rồi. Và để biết được trang nào có lượng traffic trong website của bạn nhiều nhất thì hãy dùng công cụ thống kê lượng truy cập – Google Analytics.
Xây dựng Internal link
Khi đã biết trang nào có lượt traffic lớn rồi, bạn hãy chèn những link trỏ tới trang mà người dùng ít quan tâm hơn. Hãy nhớ chèn link một cách tự nhiên và thông tin đó phải hữu ích với người dùng.
Sử dụng internal link với số lượng hợp lý
Một bài viết mà bạn chèn quá nhiều link chắc chắn sẽ không thu hút độc giả. Có khi còn phản tác dụng khiến người dùng có thể out ngay tức khắc. Hơn nữa, quá nhiều link sẽ làm người đọc rối mắt khiến trang web của bạn nhìn không chuyên nghiệp. Chính điều đó sẽ làm mất đi sự tin tưởng của người dùng dành cho website của bạn.
Không những vậy, việc chèn quá nhiều link trên một bài viết sẽ khiến Google liệt website vào danh sách spam. Điều này không có lợi cho quá trình SEO chút nào.
Vậy một bài viết cần bao nhiêu internal link là đủ? Một bài viết 1000 từ chỉ nên chèn từ 2 đến 4 link nội bộ là đủ.
Đa dạng hóa anchor text
Để đa dạng hóa anchor text bạn có thể sử dụng các từ đồng nghĩa. Đa dạng anchor text sẽ giúp cải thiện trải nghiệm của người dùng. Đồng thời, nó giúp kích thích sự tò mò và điều hướng người dùng tốt hơn.
Hơn nữa, nếu link trỏ về 1 trang web mà ở bất kỳ bài nào bạn cũng chèn vào một anchor text giống nhau thì sẽ bị Google đánh giá là không thân thiện. Link không tự nhiên sẽ kéo theo website của bạn cũng bị Google đánh giá thấp.
Vì vậy ở bất kỳ bài nào bạn cũng nên đa dạng hóa anchor text. Điều này không những có lợi cho SEO mà còn làm tăng cả tính chuyển đổi của người dùng.
Nên có link trỏ về trang chủ
Trang chủ chính là nền móng giúp hệ thống website của bạn thêm vững chắc. Nếu trang chủ đủ lớn mạnh thì các trang con cũng sẽ lớn mạnh theo. Trong bất kỳ mô hình xây dựng internal link nào đi chăng nữa thì trang chủ luôn được coi là nền móng giúp bạn phát triển hệ thống link.
Bạn chỉ cần chèn 1 link internal trỏ về trang chủ ở trong bất kỳ bài viết nào trên website. Tuy đơn giản nhưng đừng nên coi thường sức mạnh mà nó mang lại nhé.
Đến đây chắc hẳn bạn đã hiểu internal link là gì và cách xây dựng internal link hiệu quả rồi đúng không nào? Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích. Truy cập https://ondigitals.com/ để cập nhật các kiến thức về SEO nhé!